Đặc sản Trảng Bàng – món rau rừng Tây Ninh các loại cuốn cùng thịt heo luộc với bánh tráng phơi sương là món ăn vô cùng hấp dẫn, lạ miệng, ngon miệng, bổ dưỡng với các vị rau rừng Tây Ninh trị bách bệnh, rất tốt cho sức khỏe.
Món ăn đơn giản, dân dã mang đặc tính của miền Nam Bộ. Sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt heo luộc, các loại rau lạ đặc trưng của Tây Ninh, đặc biệt được cuốn bằng bánh tráng phơi sương (Đặc Sản Trảng Bàng – Tây Ninh) khiến cho người ăn có một cảm giác rất lạ lẫm và đặc biệt thích thú.
1/ Rau rừng Tây Ninh
Rau rừng Tây Ninh chỉ Ninh gồm 4 loại cây chính như quế vị, cóc, rau nhái, lộc vừng/ đọt trâm/ đọt xoài. Các loại rau này gần đây được ưu dùng để cuốn với bánh tráng ăn kèm với thịt luộc hoặc các món nướng. Ngoài ra bạn cũng có thể bỏ thêm vào những loại rau mình yêu thích để dùng.
2/ Bánh tráng phơi sương Tây Ninh
Nếu ai đã từng có cơ hội đến với huyện Trảng Bàng, Tây Ninh, chắc chắn sẽ không thể quên được hương vị một món bánh tráng nổi tiếng nơi đây: Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng. Và khi đã đi xa, thì mùi vị món bánh đặc biệt này vẫn đeo đẳng khiến bạn nhớ mãi không thôi.
Để làm ra được một chiếc bánh tráng phơi sương ngon thì quan trọng nhất là việc chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là gạo mới, gạo ngon và không được pha trộn. Sau khi xay gạo xong bỏ thêm một lượng muối vừa phải tạo vị mặn cho bánh chứ không thêm đường như các bánh tráng thường khác. Bánh tráng Trảng Bàng thường được tráng đến hai lớp. Bánh vừa chín còn ướt sẽ được đem ra ngoài nắng phơi cho khô để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.
Nướng bánh là công đoạn quan trọng tạo nên màu sắc đặc trưng của bánh tráng phơi sương. Bánh tráng sau khi phơi khô đem vào nướng ở một chiếc lò nướng đặc biệt được sử dụng nhiên liệu đốt bằng “vỏ đậu phộng”, điểm đặc biệt lưu ý là bánh không được nướng quá chín và quá phồng nên chỉ nướng sơ trên mặt lửa cho đến khi thấy bánh tráng nổi những hạt bong bóng nhỏ trên mặt và ngã sang màu trắng đục thì dừng lại. Lò nướng bánh tráng làm khá đơn giản từ cái trã nhôm (cái nồi đáy tròn dùng để nấu rượu) đặt nghiêng, người thợ nhanh tay xoay cho cái bánh tráng chín phồng đều cả hai mặt mà vẫn trắng không bị cháy.
Bánh nướng xong đem phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc từ đêm. Bánh tráng sau khi nướng xong được xếp lên giàn và chờ đến sáng hôm sau chờ đến lúc sương xuống thì đem bánh ra phơi, và chỉ phơi bánh trong khoảng thời gian ngắn, nếu phơi lâu bánh sẽ bị mềm và ẩm ướt và không ngon. Đây là công đoạn quyết định thành công của bánh tráng, vì thế đòi hỏi người làm bánh phải có chút công phu và chịu khó. Người phơi bánh phải “thức” cùng bánh, đợi bánh vừa thấm sương đủ mềm là xếp lại ngay bỏ vào trong bao, lót lá chuối để giữ độ mềm, xốp. Bánh tráng phơi sương không giữ được lâu và phải dùng ngay trong khoảng 1 tuần.
SỬ DỤNG:
– Rau ăn sống cuốn với bánh tráng, thịt luộc. Rau có mùi vị và hương thơm đặc trưng của các loại rau sông hái ngoài tự nhiên. Với các vị chua, chát, đắng, ngọt hòa quyện với thịt luộc, bánh tráng, nước chấm tạo nên độ ngon miệng mà không có loại thức ăn nào có thể sánh bằng.
Cách bảo quản rau:
– Đựng rau trong túi nilon đục lỗ bảo quản ở nhiệt độ 5-10độ C. Với nhiệt độ này có thể bảo quản rau từ 2-3 ngày.
Cách chế biến:
– Rửa sạch rau, ngâm với nước muối pha loãng
– Dùng kèm với bún, bánh tráng phơi sương, thịt luộc (heo, bò) hoặc cá hấp, rau xà lách và một số loại rau như Tía tô, rau ngò, khế chua, chuối chát, cà rốt, dưa leo…
– Các loại trên mỗi thứ lấy một ít cho vào bánh tráng, cuốn lại chấm với mắm chua Tây Ninh.
– Chú ý rửa rau nhẹ tay tránh làm cho rau bị dập.
Chúng tôi nhận cung cấp rau rừng và bánh tráng giá sỉ cho nhà hàng và quán ăn với số lượng lớn
>> Liên hệ ngay với Bộ phận phụ trách phát triển thị trường: 0902.987.380
>> E-mail:truonglocphuc79@gmail.com
>> Web: www.dacsantayninh79.com – www.chaophucbinhduong.com – www.truonglocphuc.com
Văn phòng ĐẶC SẢN TÂY NINH tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 9 T13A, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp.HCM